Trang chủ

Giới thiệu

Kế toán

Dịch vụ tư vấn kế toán

Thành lập công ty

Thay đổi giấy phép KD

Giải thể công ty

Liên hệ

Thuế thu nhập doanh nghiệp

5.0/5 (1 votes)
- 5

Với mục đích phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội nên pháp luật đã quy định các sắc thuế thu nhập. Hiện tại Việt Nam có 2 loại thuế thu nhập đó là thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. 

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Vậy quy định về thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào? 2 loại thuế này có gì giống và khác nhau? Hãy cùng Tân Thành Thịnh xem một vài so sánh thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp dưới đây nhé!

1. Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu, được thu dựa vào kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp. Tổ chức, công ty, doanh nghiệp khi đăng ký thuế sẽ được cấp mã số thuế doanh nghiệp dùng để nộp thuế TNDN.


1.1 Các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp

Tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp có quy định rõ ràng một số vấn đề về việc đóng thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

a) Người nộp thuế TNDN

Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế TNDN 2008, người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:

  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
  • Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
  • Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

b) Thu nhập chịu thuế TNDN

Theo quy định tại Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân 2008, Luật TNDN sửa đổi 2013, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế 2014. Các khoản thu nhập phải chịu thuế TNDN gồm:

- Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

- Các thu nhập khác

  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
  • Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, bán ngoại tệ.

c) Thu nhập được miễn thuế

Tại Điều 4, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, quy định các thu nhập được miễn thuế TNDN như sau:

  • Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
  • Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.
  • Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam.
  • Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp dành riêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV. Chính phủ quy định tiêu chí, điều kiện xác định doanh nghiệp dành riêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV.
  • Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội.
  • Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước, sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật này.
  • Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.

1.2 Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Hiện nay có 2 công thức tính thuế TNDN là:

a) Thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp bình thường

Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN

b) Trường hợp, doanh nghiệp có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KHCN) x thuế suất thuế TNDN

>>> Các thành phần trong công thức tính thuế TNDN

- Thu nhập tính thuế:

Thu nhập tính thuế = Doanh thu chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Các khoản lỗ kết chuyển

Trong đó:  

+ Doanh thu chịu thuế = Tổng doanh thu – Các chi phí được trừ

+ Các khoản lỗ được kết chuyển

  • Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế. Chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.
  • Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế cả năm mà bị lỗ thì phải chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm. Kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
  • Doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài chính thì được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính đó. Khi quyết toán thuế toán thuế TNDN, doanh nghiệp xác định số lỗ của cả năm.
  • Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp theo.

- Thuế suất TNDN

+ Mức thuế suất 20% áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.

+ Mức thuế suất từ 32% – 50% sẽ áp dụng cho những doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam.

2. Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế TNCN là thuế trực thu, tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh.

Thuế TNCN không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp vừa đủ để nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết.


2.1 Các quy định về thuế TNCN

Tương tự như thế TNDN, thuế TNCN cũng có một số các quy định tại Luật thuế TNCN như:

a) Đối tượng nộp thuế TNCN

Theo Điều 2, Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, đối tượng nộp thuế TNCN là:

1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng  một trong các điều kiện sau đây:

a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.

b)  Các thu nhập chịu thuế

Theo Điều 3, Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, các thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế quy định tại Điều 4 của Luật này:

  •  Thu nhập từ kinh doanh, 
  • Thu nhập từ tiền lương, tiền công
  • Thu nhập từ đầu tư vốn
  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
  • Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
  •  Thu nhập từ trúng thưởng
  • Thu nhập từ bản quyền
  • Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
  • Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
  • Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

2. 2 Cách tính thuế TNCN

Do thuế TNCN được tính trên thu nhập của nhiều đối tượng, vì thế tùy vào trường hợp cụ thể sẽ có cách tính thuế thu nhập cá nhân khác nhau.

a) Công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ kinh doanh.

Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu x Thuế suất

b) Công thức tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công

- Trường hợp ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất

- Trường hợp không ký HĐLĐ hoặc ký HĐLĐ dưới 3 tháng

Thuế TNCN bị khấu trừ = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất 10%

3. Phân biệt thuế TNCN và thuế TNDN

Thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp là 2 loại thuế khác nhau, đánh vào các đối tượng nộp thuế khác nhau. Tuy nhiên, giữa chúng cũng có những điểm tương đồng. Dưới đây chúng tôi sẽ so sánh thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau để có cái nhìn toàn diện nhất.


3.1 Những điểm giống nhau giữa thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp

  • Đều là thuế trực thu, đánh vào thu nhập của các tổ chức kinh doanh và các cá nhân có thu nhập phát sinh từng lần hoặc trong một khoảng thời gian xác định từ một số nguồn nhất định;
  • Đều có đối tượng đánh thuế là thu nhập;
  • Thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp phức tạp, có tỉnh ổn định không cao, việc quản lý thuế, thu thuế tương đối khó khăn, chi phí quản lý thuế thường lớn hơn so với các loại thuế khác; 

3.2 Khác nhau giữa thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp

a) Khái niệm

  • Thuế TNDN: là loại thuế trực thu, thu vào phần thu nhập của các tổ chức kinh doanh nhằm đảm bảo sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các tổ chức sản xuất, kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ có thu nhập, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát phát triển. 
  • Thuế TNCN: là loại thuế trực thu, thu vào một số khoản thu nhập cao chính đáng của cá nhân nhằm thực hiện việc điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, góp phần thực hiện công bằng xã hội về thu nhập và góp phần tằng nguồn thu cho ngân sách nhà nước

b) Đối tượng chịu thuế

  • Thuế TNDN: Tổ chức kinh doanh có thu nhập chịu thuế phát sinh
  • Thuế TNCN: Cá nhân kinh doanh và không kinh doanh có thu nhập chịu thuế phát sinh.

c) Thu nhập chịu thuế

- Thuế TNDN: Các khoản thu nhập từ kinh doanh và thu nhập khác của tổ chức kinh doanh:

+ Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

+ Thu nhập khác bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác.

- Thuế TNCN: Các khoản thu nhập phát sinh từ kinh doanh, từ lao động và các khoản thu nhập khác không từ kinh doanh của các cá nhân.

+ Thu nhập từ kinh doanh bao gồm: thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng háo, dịch vụ; từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên.

+ Thu nhập từ tiền lương, tiền công.

+ Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm: Tiền lãi cho vay; lợi tức cổ phần;…

+  Thu nhập từ chuyển nhượng vốn.

+ Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.

+  Thu nhập từ trúng thưởng.

+ Thu nhập từ bản quyền;

+  Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và các tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng

4. Dịch vụ báo cáo thuế trọn gói - Tân Thành Thịnh

Tân Thành Thịnh là công ty cung cấp dịch vụ báo cáo thuế giá rẻ, trọn gói chuyên nghiệp tại TPHCM. Tân Thành Thịnh giúp khách hàng không phải tốn nhiều thời gian khi thực hiện báo cáo thuế khi lựa chọn dịch vụ báo cáo thuế trọn gói của chúng tôi.


a) Dịch vụ báo cáo thuế trọn gói Tân Thành Thịnh gồm những gì?

Sau đây là những công việc mà Tân Thành Thịnh sẽ thay doanh nghiệp thực hiện nếu khách hàng sử dụng dịch vụ báo cáo thuế của chúng tôi.

  • Tư vấn việc sử dụng hóa đơn đầu vào, đầu ra hợp lý.
  • Nhận hóa, đơn chứng kế toán từ tận nơi.
  • Phân loại, kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ gốc, cân đối thuế GTGT đầu vào, đầu ra.
  • Lập tờ khai báo cáo thuế, khai báo thuế TNCN, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, tạm tính thuế TNDN.
  • Nộp báo cáo thuế lên cơ quan thuế theo quy định.
  • Và những công việc khác nếu khách hàng có nhu cầu

b) Cam kết dịch vụ

- Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ và đúng tiến độ các công việc. Và chịu trách nhiệm bảo mật thông tin kế toán của khách hàng, ngay cả khi hợp đồng cung cấp dịch vụ kế toán đã chấm dứt.

- Về chi phí chúng tôi luôn đảm bảo mức giá cạnh tranh trên thị trường, trọn gói dịch vụ hoàn toàn không phát sinh.

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề So sánh Thuế TNCN và Thuế TNDN. Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi các bạn vui lòng liên hệ Tân Thành Thịnh để được hỗ trợ tốt nhất.

>> Các bạn xem thêm hồ sơ báo giảm bhxh

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

  • Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com