Trang chủ

Giới thiệu

Kế toán

Dịch vụ tư vấn kế toán

Thành lập công ty

Thay đổi giấy phép KD

Giải thể công ty

Liên hệ

So sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể

5.0/5 (2 votes)
- 17

Hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân là 2 loại hình kinh tế đơn giản, được nhiều người quan tâm khi có kế hoạch đầu tư kinh doanh. 2 loại hình này có những nét tương đồng và những khác biệt phù hợp với từng trường hợp khác nhau.  

So sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể

Hãy cùng Tân Thành Thịnh xem những so sánh So sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể để có thể hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình, từ đó có sự lựa chọn thích hợp nhất nhé!

1. Doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh

Tân Thành Thịnh sẽ so sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh trên các tiêu chí: Chủ thể, quy mô kinh doanh, số lượng người lao động, điều kiện kinh doanh, chủ thể thành lập, loại hình kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý… Nhưng trước tiên, các bạn hãy cùng tìm hiểu Doanh nghiệp tư nhân là gì và hộ kinh doanh cá thể là gì nhé!


1.1 Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

a) Đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp tư nhân

  • Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) không được phát hành chứng khoán.
  • Mỗi cá nhân chỉ được thành lập duy nhất 1 DNTN. Chủ của doanh nghiệp tư nhân sẽ không được đồng thời vừa làm chủ hộ kinh doanh hay là thành viên của công ty hợp doanh.
  • DNTN không có quyền góp vốn để mua cổ phần hoặc thành lập trong công ty hợp doanh, công ty cổ phần hay công ty TNHH.
  • Chủ DNTN là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có thuê người khác để điều hành và quản lý hoạt động của doanh nghiệp
  • Chủ DNTN có toàn quyền quyết định sử dụng lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi đã đóng đủ thuế, thực hiện các nghĩa vụ tài chính.
  • Mỗi một Doanh nghiệp tư nhân sẽ có: MST riêng, có con dấu tròn của doanh doanh nghiệp. Có quyền được phát hành và in các loại hóa đơn thực hiện chế độ kế toán theo Luật doanh nghiệp.

b) Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân là gì?

- Quyền của DN tư nhân

  • Toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Tự quyết định tăng giảm vốn điều lệ trong doanh nghiệp.
  • Thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, 
  • Cho thuê doanh nghiệp, bán doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật

- Nghĩa vụ của DN tư nhân

  • Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  • Bảo đảm các nghĩa vụ thuế cũng như các nghĩa vụ tài chính khác.
  • Báo cáo tài chính theo định kỳ
  • Thực hiện thông báo cho cơ quan có thẩm quyền khi tiến hành cho thuê, bán hoặc tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

c) Vốn điều lệ của doanh nghiệp tư nhân là bao nhiêu?

Doanh nghiệp tư nhân không có vốn điều lệ. Vốn đăng ký kinh doanh của chủ doanh nghiệp được gọi là vốn đầu tư, do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. 

Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác. Đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.

Nói tóm lại mức vốn điều lệ này hoàn toàn đều do chủ doanh nghiệp tư nhân lựa chọn lựa. Tuy nhiên, do đặc thù của loại hình doanh nghiệp tư nhân mà bạn nên chọn mức vốn phù hợp với khả năng của bản thân và phù hợp với đối tường khách hàng mà bạn đang giao dịch.

d) Doanh nghiệp tư nhân đóng thuế như thế nào?

Tương tự như những loại hình doanh nghiệp khác, DN tư nhân cũng cần phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế của mình với những loại thuế như:

- Thuế môn bài 

  • Trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm
  • Từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm
  • Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm

- Thuế giá trị gia tăng

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thuế thu nhập cá nhân của

1.2 Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp. Theo khoản 1 điều 66 Nghị định 78/2016/NĐ-CP quy định: Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ. 

Hộ kinh doanh chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới 10 lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

a) Đặc điểm của hộ kinh doanh

  • Số lượng thành viên trong hộ kinh doanh cá thể không được quá 10 người. Nếu hộ kinh doanh cá thể có trên 10 thành viên thì chủ hộ phải đăng ký để thành lập doanh nghiệp.
  • Hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân, tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về các hoạt động của mình.
  • Hộ kinh doanh cá thể không được quyền phát hành chứng khoán. 

Do một cá nhân kinh doanh hoặc một hộ gia đình làm chủ. Vốn kinh doanh ban đầu của hộ kinh doanh cá thể cũng là vốn của một cá nhân hoặc vốn của hộ gia đình.

b) Ưu – nhược điểm hộ kinh doanh

- Ưu điểm hộ kinh doanh

  • Thủ tục thành lập khá đơn giản
  • Quy mô gọn nhẹ, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ;
  • Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản;
  • Không phải kê khai thuế hàng tháng, được áp dụng chế độ thuế khoán (thuế khoán này tính cho mức tương đương tổng của ba loại thuế gồm: Thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng cộng lại)

- Nhược điểm hộ kinh doanh

  • Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm mà không được mở thêm chi nhánh hay văn phòng đại diện tại địa điểm khác;
  • Chỉ được sử dụng tối đa 09 lao động
  • Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu;
  • Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ đối với mọi hoạt động kinh doanh;
  • Không được khai, tính thuế GTGT theo phương phương pháp khấu trừ nên không được hoàn thuế, không xuất được hóa đơn GTGT


2. So sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể

DN tư nhân và hộ kinh doanh cá thể có những điểm tương đồng và những điểm khác biệt như sau:

1.3.1 Giống nhau

  • Không có tư cách pháp nhân
  • Chịu trách nhiệm vô hạn đối với các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh
  • Chủ hộ kinh doanh và chủ doanh nghiệp tư nhân quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh. 
  • Một cá nhân chỉ được đăng ký một doanh nghiệp tư nhân hoặc một hộ kinh doanh. 

1.3.2 Khác nhau

a) Về chủ thể thành lập

  • Doanh nghiệp tư nhân: Do một cá nhân làm chủ. Có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài.
  • Hộ kinh doanh: Do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân hoặc một gia đình. Bắt buộc phải là công dân Việt Nam.

b) Số lượng người lao động:

  • Doanh nghiệp tư nhân: Không giới hạn số lượng người lao động   
  • Hộ kinh doanh: Có số lượng người lao động không quá 10 người.

c) Điều kiện đăng ký kinh doanh

  • Doanh nghiệp tư nhân: Bắt buộc phải đăng ký kinh doanh theo quy định và phải có con dấu pháp nhân.
  • Hộ kinh doanh: Một số trường hợp phải đăng ký kinh doanh nhưng không sử dụng con dấu pháp nhân.

d) Cơ quan đăng ký kinh doanh

  • Doanh nghiệp tư nhân: Thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký doanh nghiệp thuộc Sở kế hoạch và đầu tư.          
  • Hộ kinh doanh: Đăng ký kinh doanh tại Phòng tài chính kế hoạch hoặc Phòng kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

e) Đơn vị trực thuộc       

  • Doanh nghiệp tư nhân: Được thành lập nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. 
  • Hộ kinh doanh: Không được thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.

f) Quy mô kinh doanh

  • Doanh nghiệp tư nhân: Có quy mô lớn hơn hộ kinh doanh. Không giới hạn quy mô, vốn.  
  • Hộ kinh doanh: Quy mô kinh doanh nhỏ hơn. Kinh doanh buôn bán phải lựa chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh. Nếu buôn bán lưu động, kinh doanh ngoài địa điểm kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế, quản lý kinh doanh.

g) Loại hình kinh doanh 

  • Doanh nghiệp tư nhân: Được phép kinh doanh xuất, nhập khẩu 
  • Hộ kinh doanh: Không được phép kinh doanh xuất nhập khẩu

h) Cơ cấu tổ chức, quản lý: 

  • Doanh nghiệp tư nhân: chặt chẽ
  • Hộ kinh doanh: Đơn giản

Qua những phân tích dưới đây có lẽ các bạn đã nắm được đặc điểm của từng loại hình và lựa chọn được loại hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu của mình rồi phải không nào? Nếu còn câu hỏi thắc mắc các bạn có thể liên hệ với Tân Thành Thịnh qua hot line: 0909 54 8888 để được tư vấn cụ thể.

3. Công ty tư vấn doanh nghiệp Tân Thành Thịnh

Tân Thành Thịnh tự hào là công ty với hơn 19 năm kinh nghiệm trên thị trường, đã tư vấn và hỗ trợ thành lập cho hàng nghìn doanh nghiệp trên cả nước.  Với đội ngũ chuyên viên chuyên môn cao và kinh nghiệm luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng với tiêu chí “nhanh gọn – tiết kiệm thời gian” là địa chỉ đáng tin cậy khi bạn muốn sử dụng dịch vụ thành lập công ty tại TPHCM.


a) Dịch vụ thành lập công ty tại Tân Thành Thịnh bao gồm những gì?

Đến với Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của chúng tôi bạn sẽ được:

  • Tư vấn cho khách hàng chuẩn bị hồ sơ và tài liệu cần thiết cho việc thành lập Công ty;
  • Chúng tôi sẽ soạn thảo hồ sơ thành lập công ty đồng thời làm đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét hồ sơ
  • Thông báo và tiến hành cập nhật tình trạng xử lý hồ sơ cho khách hàng nắm rõ
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp
  • Đăng bố cáo thành lập Công ty trên cổng thông tin điện tử Quốc gia.
  • iến hành thực hiện các thủ tục liên quan nếu khách hàng có yêu cầu như khắc dấu, công bố mẫu dấu, mở tài khoản ngân hàng, nộp tờ khai thuế môn bài, làm hồ sơ khai thuế ban đầu…. nếu như khách hàng có yêu cầu.

b) Cam kết từ chúng tôi

  • Dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng, đúng trình tự pháp luật
  • Chi phí trọn gói không phát sinh
  • Chi phí trao đổi từ ban đầu để khách hàng có thể nắm rõ.
  • Nhiều chế độ ưu đãi khi đăng ký dịch vụ trọn gói.

Đến với Tân Thành Thịnh bạn sẽ thấy thủ tục thành lập công ty thật dễ dàng, còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ ngay với chúng tôi để thành lập doanh nghiệp ngay hôm nay.

>> Các bạn xem thêm cách thủ tục thành lập công ty tnhh 1 thành viên

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

  • Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com