Trang chủ

Giới thiệu

Kế toán

Dịch vụ tư vấn kế toán

Thành lập công ty

Thay đổi giấy phép KD

Giải thể công ty

Liên hệ

Vai trò của kế toán

4.8/5 (5 votes)
- 16

Kế toán là một bộ phận có vai trò quan trọng của doanh nghiệp thực hiện các công việc liên quan đến ghi chép, thu nhận và xử lý các thông tin về chứng từ, hồ sơ, các hoạt động tài chính của doanh nghiệp để hạn chế mọi rủi ro của doanh nghiệp và thực hiện đúng nghĩa vụ của nhà nước.

Vai trò của kế toán

1. Công tác kế toán là gì?

Công tác kế toán hay còn gọi là công việc của một kế toán trong doanh nghiệp .Sau đây là các công việc của kế toán doanh nghiệp cần nắm cơ bản là:

1.1 Công việc kế toàn hằng ngày

a) Ghi chép thu thập, lưu trữ các hoá đơn, chứng từ của kế toán

  • Thu thập xử lý tất cả các hóa đơn, chứng từ liên qua đến đầu ra, đầu vào của doanh nghiệp nếu có phát sinh các hoạt động mua bán, để kê khai thuế và hoạch toán cuối tháng.
  • Kiểm tra xem hóa đơn hợp pháp và phù hợp không hay không? Nếu có trường hợp bị sai xót hoặc không hợp lý cần quyết định xử lý ngay theo quy định của Thông tư và tài liệu văn bản có liên quan.
  • Thực hiện kê khai phiếu thu chi rõ ràng, lập hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho…hằng ngày nếu có

b) Ghi chép các sổ sách cần thiết khác có liên quan

1.2 Công việc kế toán hàng tháng

  • Kê khai tờ khai thuế GTGT hàng tháng (nếu doanh nghiệp đăng ký kê khai thuế GTGT theo tháng).
  • Kê khai tờ khai thuế TNCN theo tháng (nếu doanh nghiệp đăng ký kê khai thuế GTGT theo tháng, và có số thuế TNCN được phải nộp trong tháng).
  •  Kê khai các loại thuế khác (nếu có)
  • Kê khai báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng (Đối với những doanh ngheiepj mới thành lập dưới 12 tháng).
  • Hạn nộp tờ khai là ngày 20 của tháng tới

1.3 Công việc kế toán hàng quý

  • Kê khai báo cáo tình hình sử dụng Hoá đơn theo Quý.
  • Kê khai báo tờ thuế TNCN theo quý (Nếu doanh nghiệp đăng ký kê khai theo quý).
  • Thời hạn nộp tờ khai là ngày 30 của tháng đầu tiên quý sau liền kề.

1.4  Công việc kế toán cuối năm

  • Làm báo cáo thuế cho tháng cuối năm và báo cáo thuế cho quý 4.
  • Trình bày báo cáo quyết toán thuế TNCN năm cho doanh nghiệp.
  • Kê khai quỹ, kho hàng và tài sản, đối chiếu công nợ.
  •  Lên sổ kế toán, đối chiếu sổ chi tiết và sổ tổng hợp.
  • Làm báo cáo tài chính năm gồm: Bảng cân đối kế toán. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mọi tháng. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho ngân hàng.
  • Liệt kê sổ sách, chứng từ kế toán có liên quan và trình ký các sổ sách chứng từ đó.

Công việc kế toán thường tập trung nhiều theo quý và cuối năm vì đây là thời điểm các doanh nghiệp hoàn tất các báo cáo về tình hình hoạt động của doanh nghiệp và nộp báo cáo, thuế cho nhà nước.

1.5 Lưu ý kê khai và nộp thuế môn bài

a) Kê khai và nộp tiền thuế đầu năm.

  • Đối với tiền thuế môn bài là ngày 31/1 mỗi năm .
  • Nếu doanh nghiệp mới thành lập thì nộp tờ khai và thuế môn bài trong vòng 1 tháng, kể từ khi có giấy phép kinh doanh.
  • Nếu là công ty có thay đổi về vốn, thì thời hạn cuối cùng nộp tờ khai thuế môn bài là 31/12 trong năm có thay đổi.

b)Tờ khai thuế TNDN tạm tính quý 4 năm trước liền kề năm khai thuế.

c) Báo cáo tình hình thực hiện sử dụng hóa đơn quý 4 năm trước liền kề.

d) Trực tiếp báo cáo tài chính, Quyết toán thuế TNDN, Quyết toán thuế TNCN của năm trước liền kề: Thời hạn nộp là 31/3

Trên là những nội dung về công tác kế toán, công ty dịch vụ kế toán Tân Thành Thịnh, xin được chia sẽ với các bạn, quý khách hàng có nhu cầu về dịch vụ sổ sách kế toán hãy liên hệ với Tân Thành Thịnh để được tư vân chi tiết.

2. Kế toán công và kế toán doanh nghiệp là gì?

Bộ phận kế toán là bộ phận bắt buộc và cực kỳ quan trọng trong doanh nghiệp, quản lý toàn bộ mọi hoạt động của tài chính và phát triển của doanh nghiệp. Kế toán còn có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các báo cáo hoạt động của doanh nghiệp, giúp nhà nước quản lý được tình hình kinh tế cũng như sự phát triển chung của đất nước.

Kế toán được chia thành 2 loại là: kế toán công và kế toán doanh nghiệp

a) Kế toán công

Là bộ phận kế toán tham gia các công việc tại những đơn vị hoạt động không có tính chất kinh doanh, không lấy doanh lợi làm mục đích hoạt động như các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức nhà nước...

b) Kế toán doanh nghiệp

Là loại kế toán chuyên làm việc tại các doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh với vai trò hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đúng các thủ tục hồ sơ, chứng từ cũng như pháp lý theo quy định của nhà nước, nhằm hạn chế mọi rủi ro khi kinh doanh và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

c) Yêu cầu nghề kế toán

Để thực hiện được các nghiệp vụ của dịch vụ kế toán thuế một cách chuyên nghiệp và mang lại sự an tâm cho khách hàng thì đòi hỏi đội ngũ nhân sự hoạt động trong ngành cần đáp ứng được những tiêu chí sau đây:

  • Có chứng chỉ hành nghề kế toán hay chứng chỉ hành nghề dịch vụ thủ tục về thuế
  • Các cá nhân có chứng chỉ hành nghề thuế chỉ được làm dịch vụ khai thuế, đại lý thuế, đồng thời không được hành nghề kế toán
  • Các cá nhân có chứng chỉ hành nghề kế toán được làm dịch vụ kế toán giá rẻ và dịch vụ kế toán và dịch vụ khai thuế. Tuy nhiên không được làm đại lý thuế.

3. Các loại kế toán trong doanh nghiệp

Kế toán được phân thành rất nhiều loại, mỗi một loại sẽ có những đặc thù công việc khác nhau. Tùy vào đặc thù ngành nghề cũng như là quy mô doanh nghiệp sẽ sử dụng các vị trí kế toán khác nhau để mang lại hiệu quả công việc.

Các bộ phận trong kế toán của từng công ty cũng sẽ đảm nhận một công việc khác nhau trên danh nghĩa là kế toán, cụ thể là:

3.1 Kế toán bán hàng

Kế toán bán hàng là người đảm nhiệm công việc kế toán liên quan đến hàng hóa, hóa đơn, chứng từ bán hàng để phản ánh kịp thời, chính xác những vấn đề liên quan đến doanh thu, hàng hóa hiệu quả cho doanh nghiệp

Kế toán bán hàng là người đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nắm bắt những số liệu kinh doanh một cách chính xác, kịp thời để hỗ trợ hoạt động kinh doanh và và triển của công ty.

a) Công việc của kế toán bán hàng

  • Người kế toán bán hàng cần thực hiện những công việc sau đây:
  • Ghi chép những thông tin hóa đơn hàng ngày. Kiểm tra các hóa đơn chứng từ.
  • Quản lí hóa đơn chứng từ, các hợp đồng với khách.
  • Kiểm tra đơn giá sản phẩm, số lượng sản phẩm từ đó xuất hóa đơn cho khách hàng.
  • Cập nhật giá cả và sản phẩm mới cho doanh nghiệp.
  • Lập các bảng kê hóa đơn bán hàng, doanh thu và thuế GTGT vào cuối ngày.
  • Quản lý tiền hàng, quản lý công nợ để báo cáo lên cấp trên.
  • Lập các báo cáo với thông tin về bán hàng và doanh số để phục vụ hỗ trợ cho việc kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Thực hiện công việc đối chiếu với bên thủ kho về số lượng hàng bán và hàng tồn.
  • Thực hiện các công việc khác

b) Tài khoản sử dụng của kế toán bán hàng

  • Tài khoản hàng hóa 156
  • Tài khoản hàng gửi đi bán 157
  • Tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 511
  • Tài khoản giảm trừ doanh thu 512
  • Tài khoản giá vốn hàng hóa 632
  •  Tài khoản phải thu của khách hàng 131

2.2 Kế toán quản trị

Kế toán quản trị là một ngành kế toán chuyên thực hiện việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán. Tham vấn cho nhà quản lý doanh nghiệp để đưa tổ chức doanh nghiệp phát triển.

a) Vai trò của kế toán quản trị

Kế toán quản trị có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các thông tin, tình hình hoạt động của doanh nghiệp thông qua các báo cáo cho ban quản lý để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh cũng như điều hành doanh nghiệp phát triển đúng hướng.

b) Công việc của kế toán quản trị

  • Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện với kế hoạch về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ.
  •  Phân tích mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng và lợi nhuận
  • Đề xuất giải pháp thích hợp cho các quyết định đầu tư ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp.
  • Lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh… nhằm phục vụ việc điều hành, kiểm tra và ra quyết định kinh tế.
  • Cung cấp các thông tin về hoạt động nội bộ của doanh nghiệp, như: Chi phí của từng bộ phận (trung tâm chi phí), từng công việc, sản phẩm… cho nhà quản lý doanh nghiệp.

2.3 Kế toán tổng hợp

Kế toán tổng hợp là người chịu trách nhiệm chung trong tất cả các mảng kế toán của doanh nghiệp như thu thập và xử lý dữ liệu, chứng từ, giải đáp các thắc mắc, hạch toán, theo dõi và quản lý công nợ, giá thành, kiểm tra và giám sát số liệu kho vận.

Kế toán tổng hợp là định hướng, hướng dẫn các chuyên viên kế toán thực hiện tốt các công việc của mình liên quan đến nghiệp vụ kế toán để đảm bảo mang lại các hồ sơ, chứng từ chính xác cao. Giúp doanh nghiệp giảm thiểu mọi rủi ro.

a) Các công việc kế toán tổng hợp

Các công việc chính kế toán tổng hợp cần thực hiện:

  •  Kiểm tra và đối chiếu các số liệu của các phòng ban từ chi tiết tới các dữ liệu tổng hợp lớn.
  • Kiểm tra định khoản, so sánh bảng cân đối kế toán, số dư cuối kỳ sao cho các số liệu được tính toán đúng đắn và khớp với những gì báo cáo đã nêu.
  • Hạch toán các tài khoản kế toán như thu nhập, chi phí, khấu hao, TSCĐ, công nợ, nghiệp vụ khác, thuế GTGT, … Lập quyết toán.
  • Theo dõi công nợ của doanh nghiệp. Xác định và đề xuất dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu khó đòi của doanh nghiệp.
  • Lập báo cáo tài chính định kỳ (theo quý, năm) và các báo cáo giải trình chi tiết.
  • Hướng dẫn xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kế toán cho nhân sự của phòng kế toán.
  • Giải trình số liệu và cung cấp số liệu cho cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra kiểm tra theo yêu cầu.
  • Tổng hợp, thống kê các số liệu kế toán khi có yêu cầu đối soát hoặc các yêu cầu khác của cấp trên.
  • Lưu trữ dữ liệu kế toán trong kho dữ liệu của doanh nghiệp để tiện truy xuất, tra cứu.

b) Yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm kế toán tổng hợp là gì?

Không phải bất kỳ một kế toán nào cũng có thể để trở thành kế toán tổng hợp. Để thực hiện được vị trí kế toán tổng hợp phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Có năng lực chuyên môn cao, sâu. Nắm vững tất cả các nghiệp vụ, có khả năng tổng hợp và nắm rõ chế độ kế toán, có cái nhìn bao quát về năng lực tài chính kế toán trong công ty.
  • Có kỹ năng trong việc tổ chức, sắp xếp và xây dựng kế hoạch để thực hiện cũng như hướng dẫn, hỗ trợ, phân bổ việc cho các kế toán viên để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ, giúp doanh nghiệp minh bạch sổ sách, chứng từ.

2.4 Kế toán tài chính

Kế toán tài chính có trách nhiệm thực hiện công việc thu thập, xử lý hay kiểm tra các thông tin kinh tế tài chính bằng cách báo cáo tài chính cho đối tượng, đơn vị có nhu cầu sử dụng thông tin kế toán bên ngoài doanh nghiệp.

a) Đối tượng bên ngoài sử dụng thông tin kế toán tài chính là ai?

Các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin kế toán bên ngoài gồm:

  • Cổ đông
  • Các cơ quan chức năng như thuế, thanh tra
  • Các chủ nợ, ngân hàng...

b) Bộ phận kế toán tài chính gồm:

Bộ phận kế toán tài chính gồm 2 bộ phận chính là kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Các công việc của 2 bộ phận này khác nhau và bổ trợ cho nhau.

  • Kế toán chi tiết

 Thực hiện công việc thu thập và xử lí thông tin nhưng theo một đối tượng cụ thể trên từng đơn vị. Các số liệu kế toán chi tiết tổng hợp được phải đúng sổ liệu, có độ chính xác cao để tránh làm ảnh hưởng khi thực hiện tổng hợp lại số liệu.

  •  Kế toán tổng hợp

Là người tổng hợp lại các thông tin từ kế toán chi tiết cũng như thu thập, xử lí các thông tin tổng quát về hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị để phản ánh tình hình sử dụng tài sản, nguồn hình thành tài sản cũng như các hoạt động về kinh tế và tài chính.

Bộ phận kế toán tài chính cùng kế toán trưởng sẽ thực hiện các công việc của kế toán doanh nghiệp và trực tiếp cùng kế toán trưởng tham mưu với giám đốc về chính sách tài chính của công ty.

2.5 Kế toán tiền lương

Kế toán tiền lương là người chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc liên quan đến lương cũng như hạch toán tiền lương dựa vào các yếu tố: bảng chấm công, chấm tăng ca, bảng theo dõi công tác, phiếu làm thêm giờ, hợp đồng lao động, bảng kê chi tiết phụ cấp…để tính bảng lương và chế độ bảo hiểm xã hội cho nhân viên.

a) Công việc của kế toán tiền lương

Công việc của kế toán tiền lương cần thực hiện là:

  • Chấm công hàng ngày, quản lý, theo dõi việc chấm công của nhân viên.
  • Quản lý việc tạm ứng lương của nhân viên.
  • Quản lý kỳ lương chính.
  • Hạch toán tiền lương, tính lương và các khoản trích theo lương.
  • Thực hiện lập các báo cáo liên quan định kỳ như: báo cáo tiền lương, báo cáo quyết toán thuế TNCN, báo cáo BHXH, BHYT theo quy định, kinh phí công đoàn theo quy định.

b) Các chứng từ cần để hỗ trợ công việc:

  •  Bảng chấm công.
  •  Bảng tạm ứng lương công ty.
  • Phiếu tạm ứng lương nhân viên.
  • Bảng thanh toán lương và BHXH
  • Bảng kê chi tiết phụ cấp.
  • Phiếu lương nhân viên.
  • Bảng lương thanh toán qua ngân hàng.
  • Báo cáo quyết toán thuế TNCN.
  • Các biểu mẫu báo cáo BHXH.

>> Các bạn xem thêm kế toán trưởng là gì

4. +12 Kỹ năng kế toán chuyên nghiệp

Các kỹ năng làm kế toán chuyên nghiệp cần phải có, để hoàn thành xuất sắc công việc và thăng tiến trog con đường sự nghiệp thì một kế toán chuyên nghiệp phải là người bắt buộc phải sở hữu những kỹ năng dưới đây.

4.1 Năng lực chuyên môn cao

  • Để trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp thì bạn phải có năng lực chuyên môn vững, sâu và am hiểu về các ngành nghề để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
  • Hơn thế theo luật kế toán Việt Nam thì mỗi cá nhân muốn được làm việc kế toán thì phải có bằng cấp và chứng chỉ nhất định do cơ quan nhà nước, đơn vị có thẩm quyền cấp để đảm bảo cam kết cá nhân đó có năng lực chuyên môn và đã hoàn thành những khóa đào tạo kế toán chuyên nghiệp.
  • Ngoài việc học từ những kiến thức, sách vở thì quá trình thực hành trên những chứng từ, sổ sách và kinh nghiệm làm việc thực tế của bạn cũng sẽ giúp bạn trở nên chuyên nghiệp và nhạy bén hơn.

4.2 Kỹ năng tổ chức, quản lý công việc

  • Kế toán là một vị trí quan trọng và thiết yếu trong doanh nghiệp, công việc kế toán sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Vì thế khả năng tổ chức và quản lý công việc là vô cùng quan trọng để đảm bảo tính hiệu quả trong công việc.
  • Hơn thế nữa khối lượng công việc kế toán cực kỳ nhiều, đặc biệt là thời điểm hạch toán cuối quý, cuối năm…..Vì thế, mỗi kế toán phải biết tổ chức, quản lý công việc một cách khoa học và đây là bước đà để giúp bạn trở thành một kế toán chuyên nghiệp và thành công trong sự nghiệp của mình.

4.3 Khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp tốt

  • Thông thường, một toán sẽ phụ trách rất nhiều đầu mục công việc khác nhau từ báo cáo, thu thập chứng từ, ghi chép số liệu và rất nhiều các công việc phát sinh khác.
  • Để hoàn thành công việc một cách khoa học và đảm bảo tính chính xác cao, bắt buộc bạn phải rèn luyện khả năng quan sát, phân tích và tổng hợp tốt để có cách giải quyết công việc một cách phù hợp, mang lại hiệu quả cao.
  • Đồng thời công việc này luôn có những phát sinh xảy ra, vì thế đòi hỏi bạn cần nhạy bén trong việc nhìn ra bản chất của vấn đề, đồng thời giải quyết một cách chuyên nghiệp, nhanh chóng và mang lại hiệu quả. Vì thế đây là một trong các kỹ năng một kế toán chuyên nghiệp nhất định phải rèn luyện.

4.4 Kỹ năng quản lý thời gian và chịu được áp lực công việc

  • Có thể nói kế toán luôn làm việc với những con số khô khan, cùng một thời điểm đòi hỏi phải xử lý rất nhiều hồ sơ chứng từ khác nhau. Nên khối lượng công việc cực lớn, áp lực công việc là điều khó tránh khỏi.
  •  Chính vì lẽ đó, bạn phải biết cách sắp xếp thời gian hợp lý, có khả năng chịu được áp lực công việc cao để đảm bảo hoàn thành công việc đúng tiến độ, chính xác và hiệu quả cao nhất. Nhất là những thời điểm hạch toán, báo cáo.

4.5 Thành thạo và nhạy bén trong việc sử dụng các phần mềm kế toán

  • Nếu như năng lực chuyên môn là kỹ năng làm việc thì các phần mềm kế toán sẽ là công cụ giúp bạn thể hiện được năng lực chuyên môn và hoàn thành được công việc của mình. Vì thế bắt buộc một kế toán viên phải là người thành thạo các phần mềm kế toán.
  • Hơn thế, bạn cũng phải là người nhạy bén để cập nhật những thông tư, những nghị định mới nhất của các cơ quan ban ngành để áp dụng một cách hiệu quả, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp.

4.6 Khả năng ngoại ngữ là một điểm cộng

  • Những công ty dịch vụ kế toán sẽ tuyển dụng bạn vào vị trí cao hơn, nếu bạn có giỏi ngoại ngữ, có thể là tiếng Anh hoặc tiếng Trung… để có thể giao tiếp với khách hàng là những đối tác lớn đến từ nước ngoài.
  • Còn nếu bạn làm việc cho công ty nước ngoài thì nhất định đây là một tiêu chí không thể thiếu vì hầu như bạn phải giao tiếp bằng ngoại ngữ.

4.7 Cẩn thận và trung thực trong công việc

  • Ông bà ta nói “Sai con toán, bán con trâu”. Công việc kế toán chỉ cần tính toán sai lầm một con số sẽ gây ra rất nhiều thiệt hại và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp.
  •  Vì thế công việc kế toán đòi hỏi và bắt buộc bạn phải cẩn thận, tỉ mỉ và trung thực với từng con số để mang lại tính chính xác cao trong các hồ sơ, chứng từ doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp giảm thiểu mọi rủi ro.

4.8 Có tính trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cao

  • Đối với công việc kế toán nói riêng và nhiều công việc khác nói chung thì tính trách nhiệm và kỷ luật trong công việc sẽ giúp bạn trở nên ngày một chuyên nghiệp hơn và tạo dựng được sự uy tín với cấp trên, với nhân viên, với khách hàng…. của bạn.
  • Ngoài ra, công việc kế toán liên quan mật thiết đến doanh thu, dòng tiền của công ty…. và cả những vấn đề về quy định pháp luật nên đòi hỏi bạn phải có đạo đức nghề nghiệp cao, có nguyên tắc làm việc riêng để luôn giữ mình sống chính trực và chạm đến những đỉnh cao nhất của sự nghiệp.

4.9 Khả năng giao tiếp, ứng xử khéo léo

 Khả năng giao tiếp, ứng xử khéo léo sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong công việc, cuộc sống. Bạn sẽ được nhiều đồng nghiệp, khách hàng, công ty hỗ trợ và có nhiều thiện cảm hơn. Điều này sẽ giúp bạn tiến xa hơn trong con đường sự nghiệp của mình.

4.10 Sáng tạo và tạo cảm hứng trong công việc

  • Chắc chắc trong công việc bạn sẽ không tránh khỏi những áp lực và nhiều vấn đề cần giải quyết. Để giúp mình không bị khô khan, cứng nhắc trong công việc thì luôn cần sự năng động, sáng tạo để đem lại nguồn cảm hứng, mới mẻ và niềm vui trong công việc.
  • Vì thế đừng quên tạo cho mình những niềm vui, những điều thú vị và mới mẻ nhất để tinh thần luôn ở trạng thái thoải mái nhất, từ đó giúp bạn đủ minh mẫn và xử lý công việc với hiệu suất cao nhất bạn nhé.

4.11 Có khả năng lãnh đạo, quản lý đội nhóm

  • Để trở thành một kế toán chuyên nghiệp và thành công trong sự nghiệp thì chắc chắn bạn sẽ luôn cần những người đồng đội, đội nhóm để đồng hành cùng chinh chiến.
  • Tuy nhiên bạn không thể có những đồng đội “xịn”, “đồng cam cộng khổ” cùng bạn để thành công trong sự nghiệp nếu bạn không có khả năng am hiểu và quản lý, lãnh đạo đội nhóm của mình. 

Vì thế khả năng năng lãnh, quản lý đội nhóm là kỹ năng bắt buộc và cần thiết mà bất kỳ một kế toán chuyên nghiệp nào cũng phải rèn luyện.

4.12 Học hỏi và cầu tiến trong công việc, sự nghiệp

  • Một kế toán giỏi là biết hoàn thiện những khoản không hợp lý thành hợp lý nhưng vẫn không làm sai luật. Bạn vẫn phải lấy luật làm nền tảng, làm kim chỉ nam để làm chứ không phải biết luật mà vẫn phạm luật.
  • Và đừng quên không ngừng học hỏi, rèn luyện để trở thành master trong lĩnh vực kế toán và thành công với sự nghiệp của mình lựa chọn bạn nhé.

5. Công ty tư vấn kế toán thuế Tân Thành Thịnh

Công ty Tân Thành Thịnh là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán tại TPHCM với sự chuyên nghiệp và trách nghiệp cao trong công việc. Giúp mọi đối tác xử lý tất cả mọi vấn đề liên quan đến kế toán và thuế đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp cũng như thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ thuế với nhà nước.


Với đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm cao và nắm bắt được các sự thay đổi của các điều lệ nhanh chóng để hỗ trợ cho doanh nghiệp. Mỗi nhân viên của công ty luôn nỗ lực hết mình để nâng cao kiến thức, kỹ năng để mang lại hiệu quả tốt nhất trong các công việc của công ty, mang lại sự hài lòng cho khách hàng

2.3 Quy trình tư vấn kế toán thuế Tân Thành Thịnh

Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành, Tân Thành Thịnh sẽ cung cấp đến quý khách hàng từng giải pháp cụ thể để phù hợp với quy mô, đặc thù riêng cho từng doanh nghiệp, sau đây là quy trình tư vấn dịch vụ kế toán chung của chúng tôi:

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin khách hàng, tìm hiểu và xác định đúng nhu cầu khách hàng
  • Bước 2: Tư vấn, đề xuất giải pháp và lựa chọn gói dịch vụ phù hợp.
  • Bước 3: Ký thỏa thuận cam kết hỗ trợ thông qua hợp đồng tư vấn dịch vụ kế toán để đảm bảo quyền lợi cả khách hàng và công ty.
  • Bước 4: Thực hiện những công việc thỏa thuận trong hợp đồng theo từng gói dịch vụ khách hàng lựa chọn.
  • Bước 5: Đồng hành, hỗ trợ và tư vấn khách hàng trong những vấn đề phát sinh.


2.5 Cam kết dịch vụ

Là đơn vị trực tiếp hỗ trợ khách hàng trong mọi dịch vụ, Tân Thành Thịnh cam kết:

  • Tư vấn, hỗ trợ khách hàng mọi vấn đề liên quan đến kế toán, thuế, pháp lý.
  • Hồ sơ, chứng từ chính xác, minh bạch và đúng pháp luật.
  • Chi phí hợp lý, không phát sinh thêm.
  • Thực hiện hồ sơ, sổ sách đúng thời gian quy định.
  • Đại diện doanh nghiệp làm việc với các cơ quan, ban ngành nhà nước.

Trên đây là bài viết về kế toán dịch vụ tư vấn kế toán, hi vọng sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Nếu bạn còn thắc mắc gì về kế toán dịch vụ hoặc đang tìm kiếm một công ty dịch vụ kế toán uy tín thì liên hệ ngay Tân Thành Thịnh để được hỗ trợ nhé.

>> Các bạn xem thêm kế toán kho làm gì

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh