Trang chủ

Giới thiệu

Kế toán

Dịch vụ tư vấn kế toán

Thành lập công ty

Thay đổi giấy phép KD

Giải thể công ty

Liên hệ

Cách hạch toán thuế nhà thầu

5.0/5 (1 votes)
- 14

Thuế nhà thầu trong hạch toán thuế nhà thầu là các loại thuế bao gồm thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN mà các cá nhân hoặc các tổ chức doanh nghiệp nước ngoài không hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nhưng có phát sinh thêm các khoản thông qua các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tại Việt Nam. 

Cách hạch toán thuế nhà thầu

Vậy cách hạch toán thuế nhà thầu theo thông tư 200 như thế nào? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Thuế nhà thầu là gì?

Thuế nhà thầu bao gồm các sắc thuế là thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế TNDN. Hoặc thuế TNCN đối với cá nhân nước ngoài kinh doanh điều tiết, đánh vào khoản thu.  Vậy cách hạch toán thuế nhà thầu theo thông tư 200 như thế nào?

Đó là khoản thu của các cá nhân, tổ chức nước ngoài có kinh doanh, phát sinh thu nhập trên lãnh thổ Việt Nam. Thông qua các cá nhân, tổ chức kinh doanh trong nước. Cá nhân, tổ chức nước ngoài có thu nhập từ Việt Nam gọi là Nhà thầu nước ngoài (bao gồm cả nhà thầu phụ).

Thuế nhà thầu cũng có đối tượng riêng và cách tính thuế riêng.

1.1 Đối tượng áp dụng thuế nhà thầu

Những đối tượng áp dụng thuế nhà thầu như sau:

  • Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam kinh doanh tại Việt Nam  kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ và có phát sinh thu nhập tại Việt Nam, thực hiện phân phối hàng hóa tại Việt Nam hoặc cung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng 
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại Việt Nam trong đó tổ chức, cá nhân nước ngoài vẫn là chủ sở hữu đối với hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam hoặc chịu trách nhiệm về chi phí phân phối, quảng cáo, tiếp thị, chất lượng dịch vụ, chất lượng hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam hoặc ấn định giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, phân phối tại thị trường Việt Nam, mua hàng hóa để xuất khẩu, bán hàng hóa cho thương nhân Việt Nam theo pháp luật về thương mại
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua tổ chức, cá nhân Việt Nam để thực hiện việc đàm phán, ký kết các hợp đồng đứng tên tổ chức, cá nhân nước ngoài.

1.2 Chế độ kế toán áp dụng đối với nhà thầu nước ngoài

Theo điều 10, Thông tư 200 Chế độ kế toán áp dụng đối với nhà thầu nước ngoài được quy định như sau:

1. Nhà thầu nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc cư trú tại Việt Nam mà cơ sở thường trú hoặc cư trú không phải là đơn vị độc lập có tư cách pháp nhân thực hiện Chế độ kế toán tại Việt Nam như sau:

a) Các nhà thầu có đặc thù áp dụng theo Chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành riêng cho nhà thầu;

b) Các nhà thầu không có Chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành riêng thì được lựa chọn áp dụng đầy đủ Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam hoặc vận dụng một số nội dung của Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam phù hợp với đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý của mình.

c) Trường hợp nhà thầu lựa chọn áp dụng đầy đủ Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam thì phải thực hiện nhất quán cho cả niên độ kế toán.

d) Nhà thầu phải thông báo cho cơ quan thuế về Chế độ kế toán áp dụng không chậm hơn 90 ngày kể từ thời điểm bắt đầu chính thức hoạt động tại Việt Nam. Khi thay đổi thể thức áp dụng Chế độ kế toán, nhà thầu phải thông báo cho cơ quan thuế không chậm hơn 15 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi.

2. Nhà thầu nước ngoài phải kế toán chi tiết theo từng Hợp đồng nhận thầu (từng Giấy phép nhận thầu), từng giao dịch làm cơ sở để quyết toán hợp đồng và quyết toán thuế.

3. Trường hợp Nhà thầu nước ngoài áp dụng đầy đủ Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam nhưng có nhu cầu bổ sung, sửa đổi thì phải đăng ký theo quy định tại Điều 9 Thông tư này và chỉ được thực hiện khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Tài chính có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho nhà thầu nước ngoài về việc đăng ký nội dung sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán.

2. Cách hạch toán thuế nhà thầu

Căn cứ giá trị hợp đồng và việc tính thuế nhà thầu, việc hạch toán thuế nhà thầu vào các tài khoản như sau:

  • Giả sử thông tin hợp đồng và kết quả tính như sau: 
  • Giá trị hợp đồng: 100, VAT: 9, CIT: 1

2.1 Nếu hợp đồng là NET

- Hạch toán công nợ phải trả nhà thầu nước ngoài

  • Nợ TK 627; 642  100
  • Có TK 331            100

a) Hạch toán thuế VAT và CIT

  • Nợ TK 133            9   (VAT được khấu trừ)
  • Nợ TK 627; 642    11 (CIT được tính vào CP tính thuế TNDN)
  • Có TK 3338              20

b) Nộp thuế

  • Nợ TK 3338      20
  • Có TK 112         20 

2.2 Nếu hợp đồng là GROSS

a) Hạch toán công nợ và thuế

  • Nợ TK 627, 642  80
  • Nợ TK 811            11   (CIT ko được tính vào CP tính thuế TNDN)
  • Nợ TK 133              9 (VAT được khấu trừ)
  • Có TK 331      80
  • Có TK 3338     20

b) Nộp thuế

  • Nợ TK 3338      20
  • Có TK 112         20

2.3 Nếu hợp đồng là chưa gồm VAT (CIT nhà thầu chịu)

a) Hạch toán công nợ và thuế

  • Nợ TK 627; 642 89
  • Nợ TK 811   11 (CIT ko được tính vào CP tính thuế TNDN)
  • Nợ TK 133  9 (VAT được khấu trừ)
  • Có TK 331    89
  • Có TK 3338    20

b) Nộp thuế

  • Nợ TK 3338  20
  • Có TK 112   20

3. Chí phí nhân công thuê ngoài

Chi phí nhân công bao gồm các khoản phải trả cho người lao động để sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ của doanh nghiệp theo từng loại công việc, như: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp).

3.1 Các loại chi phí nhân công

Chi phí nhân công hiện được chia làm 2 loại là chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nhân công thuê ngoài.

a) Chi phí nhân công trực tiếp:

Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các dịch vụ, lao vụ của doanh nghiệp, bao gồm: Tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất.

b) Chi phí nhân công thuê ngoài

Chi phí nhân công thuê ngoài là những khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho nguồn lực thuê từ bên ngoài để thực hiện công việc và nghiệp vụ cụ thể của doanh nghiệp, bao gồm: Tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả.

1.2 Chi phí nhân công chiếm bao nhiêu phần trăm?

Chi phí nhân công thuê ngoài thường được các doanh nghiệp hoạt động mang tính chất địa điểm, sử dụng nhân công thời vụ như những công ty xây dựng, ....

Thông thường chi phí nhân công của 1 Công trình thường chiếm khoản 20% đến 30% tổng chi phí xây dựng công trình (Tùy đặc thù công trình & biện pháp thi công..).

4. Cách hạch toán chi phí nhân công thuê ngoài

Cách tính chi phí nhân công thuê ngoài được xác định dựa vào Tài khoản 334 - Phải trả người lao động Thông tư 200.


4.1 Chi phí nhân công thuê ngoài cần chứng từ gì?

Doanh nghiệp có phát sinh các khoản chi hợp đồng thuê nhân công ngoài để được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN cần có những hồ sơ sau:

+ Hợp đồng giao khoán công việc. (Mẫu số 08 – LĐTL theo Thông tư 200/2014/TT-BTC)

+ Có giấy phép hành nghề, hoặc chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế theo quy định. (nếu có)+ Biên bản xác nhận công việc hoàn thành.

+ Bảng kê mua hàng hoá dịch vụ mua vào Mẫu 01/TNDN (Ghi rõ số tiền chi trả cho hoa hồng môi giới theo hợp đồng môi giới…)

+ Chứng từ khấu trừ thuế TNCN trước khi trả tiền cho cá nhân (Nếu có)

+ Chứng từ chi tiền (Phiếu chi) ghi rõ số lượng, giá trị, ngày tháng, địa chỉ, số CMND của người cung cấp dịch vụ và chữ ký của hai bên.

4.2  Cách tính chi phí nhân công thuê ngoài

Cách tính chi phí nhân công thuê ngoài được xác định dựa vào Tài khoản 334 - Phải trả người lao động Thông tư 200 như sau:

a) Nguyên tắc kế toán

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.

b) Kết cấu và nội dung phản ảnh của tài khoản 334 – Phải trả người lao động

Bên Nợ:

  • Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động;
  • Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động.

Bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động;

Số dư bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động.

  • Tài khoản 334 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ tài khoản 334 rất cá biệt - nếu có phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động.
  • Tài khoản 334 phải hạch toán chi tiết theo 2 nội dung: Thanh toán lương và thanh toán các khoản khác.
  • Tài khoản 334 - Phải trả người lao động, có 2 tài khoản cấp 2:
  • Tài khoản 3341 - Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên.
  • Tài khoản 3348 - Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài công nhân viên của doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng (nếu có) có tính chất về tiền công và các khoản khác thuộc về thu nhập của người lao động.

4. 3 Cách tính chi phí nhân công thuê ngoài trong xây dựng

Tùy vào từng hình thức doanh nghiệp thuê nhân công ngoài mà có cách tính chi phí nhân công thuê ngoài trong xây dựng khác nhau. Cụ thể:

a)  Thuê công ty khác làm thầu phụ (có tư cách pháp nhân)

- Bộ chứng từ bao gồm:

  • Hợp đồng giao thầu
  • Biên bản nghiệm thu khối lượng
  • Biên bản thanh lý hợp đồng
  • Chứng từ thanh toán hợp lệ
  • Hóa đơn giá trị gia tăng

- Cách hạch toán :

  • Ghi nhận chi phí:
  • Nợ TK 627/622
  • Có TK 331
  • Khi Thanh toán:
  • Nợ TK 331
  • Có TK 111,112

b) Khoán cho 1 cá nhân tự tổ chức đội thi công ( Là cá nhân kinh doanh )

Bộ chứng từ bao gồm:

  • Hợp đồng giao thầu
  • Biên bản nghiệm thu khối lượng
  • Biên bản thanh lý hợp đồng
  • Chứng từ thanh toán hợp lệ
  • Chứng minh nhân dân
  • Hóa đơn lẻ do cơ quan thuế cấp

- Cách hạch toán:

Ghi nhận chi phí:

  • Nợ TK 627/622
  • Có TK 331
  • Khi Thanh toán:
  • Nợ TK 331
  • Có TK 111,112

c)  Khoán cho 1 cá nhân tự tổ chức đội thi công ( Không kinh doanh )

Bộ chứng từ bao gồm:

  • Hợp đồng giao thầu
  • Biên bản nghiệm thu khối lượng
  • Biên bản thanh lý hợp đồng
  • Chứng từ thanh toán hợp lệ
  • Chứng minh nhân dân
  • Kê khai và nộp thuế TNCN 10% cho mỗi lần thanh toán
  • Chứng từ khấu trừ thuế TNCN

Cách hạch toán:

Ghi nhận chi phí:

  • Nợ TK 627/622
  • Có TK 3388

Trích thuế TNCN 10%:

  • Nợ TK 3388
  • Có TK 3335
  • Khi Thanh toán:
  • Nợ TK 3388
  • Có TK 111,112

 

d)  Ký hợp đồng lao động với từng cá nhân ( Dưới 1 tháng )

- Bộ chứng từ bao gồm:

  • Hợp đồng lao động
  • Bảng chấm công
  • Bảng Lương
  • Chứng từ thanh toán hợp lệ
  • Chứng minh nhân dân
  • Trích thuế TNCN 10% ( Đối với thu nhập trên 2 triệu đồng/1 tháng)
  • Chứng từ khấu trừ thuế TNCN ( Nếu Có )

- Cách hạch toán :

Ghi nhận chi phí:

  • Nợ TK 622
  • Có TK 334

Trích thuế TNCN 10% (nếu có):

  • Nợ TK 334
  • Có TK 3335

Khi Thanh toán:

  • Nợ TK 334
  • Có TK 111,112

e) Ký hợp đồng lao động với từng cá nhân ( Từ 1 tháng trở lên )

- Bộ chứng từ bao gồm:

  • Hợp đồng lao động
  • Bảng chấm công
  • Bảng Lương
  • Chứng từ thanh toán hợp lệ
  • Chứng minh nhân dân

- Cách hạch toán :

Ghi nhận chi phí:

  • Nợ TK 622
  • Có TK 334

Trích bảo hiểm xã hội:

  • Nợ TK 622,334
  • Có TK 338

Trích thuế TNCN 10% (nếu có):

  • Nợ TK 334
  • Có TK 3335

Khi Thanh toán:

  • Nợ TK 334
  • Có TK 111,112

4.4 Công ty dịch vụ tư vấn kế toán Tân Thành Thịnh

Tân Thành Thịnh là một trong những công ty dịch vụ kế toán hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn thuế, tư vấn kế toán nói chung, cũng như đã có kinh nghiệm trên 15 năm hỗ trợ các bạn kế toán, người nộp thuế, hay những cá nhân có nhu cầu tư vấn trên tất cả các phương diện như: Dịch vụ tư vấn thuế, Tư vấn kế toán, Dịch vụ tư vấn kế toán, Tư vấn kế toán, Tư vấn kế toán thuế…

a) Các dịch vụ tư vấn kế toán – thuế Tân Thành Thịnh cung cấp

  • Tư vấn kê khai thuế
  • Tư vấn hồ sơ, sổ sách kế toán
  • Tư vấn dịch vụ BHXH
  • Tư vấn báo cáo thuế
  • Báo cáo tài chính cuối năm

b) Quy trình tư vấn dịch vụ kế toán tại Tân Thành Thịnh

Bước 1: Tiếp nhận thông tin khách hàng, tìm hiểu và xác định đúng nhu cầu khách hàng

Bước 2: Tư vấn, đề xuất giải pháp và lựa chọn gói dịch vụ phù hợp.

Bước 3: Ký thỏa thuận cam kết hỗ trợ thông qua hợp đồng tư vấn dịch vụ kế toán để đảm bảo quyền lợi cả khách hàng và công ty.

Bước 4: Thực hiện những công việc thỏa thuận trong hợp đồng theo từng gói dịch vụ khách hàng lựa chọn.

Bước 5: Đồng hành, hỗ trợ và tư vấn khách hàng trong những vấn đề phát sinh.

c) Cam kết dịch vụ

Dịch vụ được thực hiện bởi kiểm toán viên, kế toán viên, chuyên gia tư vấn có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực dịch vụ kế toán.

  • Chúng tôi có thể xử lý mọi trình huống liên quan đến vấn đề kế toán, vấn đề thuế
  • Chi phí dịch vụ cạnh tranh.

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề Cách hạch toán thuế nhà thầu theo thông tư 200. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn có thêm những thông tin hữu ích, mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ thành lập công ty các bạn vui lòng liên hệ Tân Thành Thịnh để được giải đáp.

>> Các bạn xem thêm cách kê khai thuế công ty mới thành lập

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

  • Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com