Trang chủ

Giới thiệu

Kế toán

Dịch vụ tư vấn kế toán

Thành lập công ty

Thay đổi giấy phép KD

Giải thể công ty

Liên hệ

Thiết kế phần mềm có chịu thuế GTGT

5.0/5 (1 votes)
- 5

Thuế suất thuế GTGT của công ty sản xuất phần mềm? Dịch vụ phần mềm có được ưu đãi thuế? Là những vấn đề gần đây Tân Thành Thịnh nhận được rất nhiều từ khách hàng. Để có câu trả lời cho những vấn đề này mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Thiết kế phần mềm có chịu thuế GTGT?

1. Thiết kế phần mềm có chịu thuế GTGT?

Theo Điều 26, Nghị định số 71/2007/NĐ-CP. Ưu tiên phát triển công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung có quy định một số điều sau:

1. Nhà nước áp dụng mức ưu đãi cao nhất cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung theo quy định của pháp luật, bao gồm:

a) Các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh phần mềm; sản xuất sản phẩm nội dung thông tin số được hưởng chế độ ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật thuế và ưu đãi trong việc sử dụng đất;

b) Các sản phẩm phần mềm và nội dung thông tin số được sản xuất tại Việt Nam và các dịch vụ phần mềm do các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động tại Việt Nam cung cấp được áp dụng mức ưu đãi cao nhất về thuế giá trị gia tăng và thuế xuất khẩu.

Theo quy định tại Khoản 21, Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đối tượng không chịu thuế GTGT: “21... Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định” thuộc đối tượng KHÔNG CHỊU THUẾ GTGT.

- Sản phẩm phần mềm: 

Theo khoản 1 Điều 3, Nghị định số 71/2007/NĐ-CP quy định sản phầm phần mềm là: phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng.

- Dịch vụ phần mềm

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 9 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 3/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin thì:

“3. Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:

a) Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;

b) Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;

e) Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;

d) Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;

đ) Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;

e) Dịch vụ tích hợp hệ thống;

g) Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;

h) Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;

i) Các dịch vụ phần mềm khác”.

“Trường hợp Công ty ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm phần mềm, dịch vụ phần mềm (lập trình phần mềm, thiết kế website) ra nước ngoài nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 Chương II Thông tư số 06/2012/TT-BTC nêu trên thì được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%.

2. Thuế gtgt là gì?

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) có tên viết tắt là VAT từ cụm từ tiếng Anh Value Added Tax. Căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008: Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá và dịch vụ. 

Phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ.


a) Đối tượng chịu thuế GTGT

Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.

Mức thuế suất GTGT là mức thuế phải nộp trên một đơn vị khối lượng chịu thuế. Hiện nay, tùy thuộc vào hàng hóa, dịch vụ mà có 3 mức thuế suất GTGT được áp dụng là: 0%, 5%, 10%

b) Đối tượng chịu mức thuế suất 0% 

Mức thuế suất 0% được áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp cụ thể như sau:

  • Chuyển giao công nghệ, nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài.
  • Dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài.
  • Dịch vụ cấp tín dụng.
  • Chuyển nhượng vốn.
  • Dịch vụ tài chính phát sinh.
  • Dịch vụ tài chính phát sinh.
  • Dịch vụ bưu chính viễn thông.
  • Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác.
  • Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được tiêu dùng ở ngoài lãnh thổ Việt Nam, trong khu vực phi thuế quan, hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách nước ngoài theo quy định của Chính phủ.

c) Đối tượng chịu mức thuế suất 5% 

  • Mức thuế suất 5% sẽ được áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ dưới đây:
  • Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
  • Quặng để sản xuất phân bón hoặc thuốc phòng trừ sâu bệnh, các chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng.
  • Dịch vụ đào nắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp, vật nuôi, cây trồng.
  • Dịch vụ đào lấp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ cho công việc sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, sơ chế và bảo quản sản phẩm nông nghiệp.
  • Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến, trừ các sản phẩm quy định thuộc đối tượng không chịu thuế.
  • Mủ cao su sơ chế, nhựa thông sơ chế, lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá.
  • Thực phẩm tươi sống, lâm sản chưa qua chế biến trừ gỗ, măng và sản phẩm quy định thuộc đối tượng không chịu thuế.
  • Đường, phụ phẩm trong sản xuất đường bao gồm rỉ đường, bã mía, bã bùn.

d) Đối tượng chịu mức thuế suất 10%

Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

3. Phân biệt thuế suất 0% và không chịu thuế GTGT

Nhiều người thường nhầm lẫn hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT và hàng hóa, dịch vụ chịu thuế 0% là giống nhau. Tuy nhiên, điều này là không đúng theo quy định của pháp luật về thuế. Dưới đây là một số tiêu chí Phân biệt thuế suất 0% và không chịu thuế GTGT.

a) Về bản chất

- Thuế suất 0% : Là các đối tượng vẫn thuộc diện chịu thuế GTGT nhưng được hưởng mức thuế suất ưu đãi 0%.

- Không chịu thuế:  Là các đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT theo quy định.

b) Về đối tượng áp dụng

- Thuế suất 0% :

  • Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu;
  • Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan;
  • Vận tải quốc tế;
  • Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu

(Trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016).

Trong đó:

Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định.

- Không chịu thuế:  

Áp đối với một số đối tượng trong sản xuất nông nghiệp, an sinh xã hội, hoạt động nhân đạo, đơn cử như:

  • Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
  • Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
  • Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl).
  • Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.
  • Hàng nhập khẩu và hàng hóa, dịch vụ bán cho các tổ chức, cá nhân để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại…

c) Về kê khai thuế

- Thuế suất 0% : Vẫn phải kê khai thuế bình thường vì các đối tượng nêu trên vẫn thuộc đối tượng chịu thuế.

- Không chịu thuế: Không cần kê khai thuế GTGT

d) Về khấu trừ và hoàn thuế

Thuế suất 0% : Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế 0% được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào theo quy định.

Không chịu thuế: Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế thì không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào.

4. Công ty tư vấn thuế kế toán Tân Thành Thịnh

Tân Thành Thịnh luôn cung cấp dịch vụ tư vấn kế toán trọn gói uy tín và chất lượng tại TPHCM. Chúng tôi cam kết đáp ứng đầy đủ cho quý khách hàng các báo cáo khai thuế chính xác và kịp thời, nhanh chóng nhất, hàng tháng, quý, năm hay bất kỳ thời điểm nào quý khách yêu cầu.


a) Gói dịch vụ kê khai thuế GTGT do Tân Thành Thịnh 

  • Tư vấn cho doanh nghiệp các quy định pháp luật về thuế GTGT, kê khai thuế GTGT.
  • Tư vấn về thủ tục, hồ sơ cần chuẩn bị cho doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế GTGT.
  • Chuẩn bị hồ sơ báo cáo, kê khai thuế GTGT cho doanh nghiệp.
  • Đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp thực hiện công tác báo cáo, kê khai thuế GTGT tại cơ quan thuế và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan.

b) Cam kết từ Tân Thành Thịnh

  • Cung cấp dịch vụ trọn gói với chi phí hợp lý không phát sinh
  • Được tư vấn và thực hiện bởi đội ngũ chuyên viên chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm
  • Dịch vụ nhanh chóng, chuyên nghiệp, đúng trình tự, đúng thời gian quy định.
  • Thiết kế  phần mềm có chịu thuế gtgt?

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề Thiết kế  phần mềm có chịu thuế GTGT? hy vọng các bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích thông qua bài viết này.

>> Các bạn xem thêm cách tính thuế gtgt

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

  • Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com