Trang chủ

Giới thiệu

Kế toán

Dịch vụ tư vấn kế toán

Thành lập công ty

Thay đổi giấy phép KD

Giải thể công ty

Liên hệ

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân

5.0/5 (1 votes)
- 8

Mỗi một doanh nghiệp đều cần một người đại diện theo pháp luật, người này sẽ nhân danh và thay mặt doanh nghiệp thực hiện các thủ tục, nghĩa vụ liên quan theo quy định của pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chủ thể khác.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân cũng là một loại hình doanh nghiệp, vì thế chắc chắn doanh nghiệp tư nhân cũng có người đại diện theo pháp luật. Vậy người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân là ai? 

Các quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân thế nào? Hãy cùng Tân Thành Thịnh theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời cho vấn đề này nhé!

1. Người đại liện theo pháp luật là gì?

Trước khi tìm hiểu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân là ai, chúng ta hãy cùng tìm hiểu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là gì?

Theo điều 12, Luật doanh nghiệp 2014 quy định: “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”


1.1 Quy định về người đại diện theo pháp luật

Cũng theo Luật doanh nghiệp 2020 quy định một số điều về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như sau:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

- Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật. 

- Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ trong Điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

1.2 Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Điều 13, Luật doanh nghiệp 2014 quy định rõ ràng về trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;

b) Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

c) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật này.

2. Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. (Điều 188, Luật doanh nghiệp 2020)

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức đơn giản, quy mô nhỏ gọn, thích hợp cho các cá nhân mới khởi nghiệp hoặc có vốn ít.


2.1 Đặc điểm doanh nghiệp tư nhân

Theo quy định của luật doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp tư nhân có những đặc điểm sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  • Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
  • Chủ DNTN có toàn quyền quyết định sử dụng lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi đã đóng đủ thuế, thực hiện các nghĩa vụ tài chính.
  • Mỗi một Doanh nghiệp tư nhân sẽ có: MST riêng, có con dấu tròn của doanh doanh nghiệp. Có quyền được phát hành và in các loại hóa đơn thực hiện chế độ kế toán theo Luật doanh nghiệp.

2.2 Vai trò của doanh nghiệp tư nhân

Kinh tế tư nhân (trong đó có DNTN) là thành phần quan trọng trong kết cấu thành quả kinh tế của Việt Nam. Đóng góp của doanh nghiệp tư nhân vào nền kinh tế ngày càng tăng.

Các DNTN nói chung đang dần khẳng định vị thế của mình trong cộng đồng các doanh nghiệp lớn của Việt Nam. Điều này càng khẳng định vào năm 2008, khi mà DNTN cùng với Công ty TNHH đã chiếm khoảng 70 đến 80% tổng số doanh nghiệp trong cả nước.

2.3 Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không?

Tư cách pháp nhân là tư cách để xác định trách nhiệm tài sản (vô hạn hay hữu hạn) của tổ chức, doanh nghiệp. Tức là nếu có tư cách pháp nhân sẽ tách bạch tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp với pháp nhân là doanh nghiệp đó (chịu trách nhiệm hữu hạn), còn doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân thì không có sự tách bạch này (chịu trách nhiệm vô hạn).

Như vậy, Doanh nghiệp tư nhân không có sự tách bạch về tài sản giữa chủ doanh nghiệp với doanh nghiệp. Nên doanh nghiệp tư nhân KHÔNG CÓ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN.

2.4 Quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân

Theo Điều 190. Luật doanh nghiệp 2020, Quản lý doanh nghiệp tư nhân quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân như sau:

1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.

3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Tóm lại: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân là CHỦ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN. 

Cho dù chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn là người đại diện theo pháp luật của DN tư nhân.

3. Phân biệt hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân

Hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh chỉ là mô hình kinh doanh nhỏ lẻ. Chính vì thế, hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân sẽ có nhiều điểm khác biệt về cơ cấu tổ quản lý, số lượng thành viên, quy mô kinh doanh. 

Các bạn có thể phân biệt hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân qua những phương diện dưới đây.

3.1 Về chủ thể thành lập

  • Doanh nghiệp tư nhân: Do một cá nhân làm chủ. Có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài.
  • Hộ kinh doanh: Do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân hoặc một gia đình. Bắt buộc phải là công dân Việt Nam.

3.2 Số lượng người lao động

  • Doanh nghiệp tư nhân: Không giới hạn số lượng người lao động   
  • Hộ kinh doanh: Có số lượng người lao động tối đa là 10 người

3.3 Điều kiện đăng ký kinh doanh

  • Doanh nghiệp tư nhân: Bắt buộc phải đăng ký kinh doanh theo quy định và phải có con dấu pháp nhân.
  • Hộ kinh doanh: Đăng ký kinh doanh nhưng không sử dụng con dấu pháp nhân, có thể sử dụng con dấu vuông.

3.3  Cơ quan đăng ký kinh doanh

  • Doanh nghiệp tư nhân: Thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký doanh nghiệp thuộc Sở kế hoạch và đầu tư.          
  • Hộ kinh doanh: Đăng ký kinh doanh tại Phòng tài chính kế hoạch hoặc Phòng kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

3.4 Đơn vị trực thuộc     

  • Doanh nghiệp tư nhân: Được thành lập nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. 
  • Hộ kinh doanh: Không được thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.

3.5 Quy mô kinh doanh

  • Doanh nghiệp tư nhân: Có quy mô lớn hơn hộ kinh doanh. Không giới hạn quy mô, vốn.  
  • Hộ kinh doanh: Quy mô kinh doanh nhỏ hơn. Kinh doanh buôn bán phải lựa chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh. Nếu buôn bán lưu động, kinh doanh ngoài địa điểm kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế, quản lý kinh doanh.

3.6  Loại hình kinh doanh       

  • DN tư nhân: Được phép kinh doanh xuất, nhập khẩu 
  • Hộ kinh doanh: Không được phép kinh doanh xuất nhập khẩu

3.7 Cơ cấu tổ chức, quản lý: 

  • DN tư nhân: chặt chẽ
  • Hộ kinh doanh: Đơn giản

>> Các bạn xem thêm so sánh doanh nghiệp tư nhân và công ty tnhh

LIÊN HỆ TƯ VẤN NHANH:  0909.54.8888 - 028.3985.8888

4. Công ty tư vấn doanh nghiệp Tân Thành Thịnh

Nếu bạn đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp tư nhân mà đang lo lắng về thủ tục hành chính cũng như các quy định về pháp lý của doanh nghiệp tư nhân thì có thể liên hệ ngay với Tân Thành Thịnh để được tư vấn cụ thể.

Tân Thành Thịnh sẽ tư vấn giúp bạn các thủ tục pháp lý và những quy định xoay quanh mô hình doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra sẽ thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục pháp lý về đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền.


a) Dịch vụ tư vấn thành lập DNTN tại Tân Thành Thịnh gồm những gì?

Đến với Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tư nhân của chúng tôi bạn sẽ được:

  • Tư vấn cho khách hàng chuẩn bị hồ sơ và tài liệu cần thiết cho việc thành lập Công ty;
  • Tư vấn tên doanh nghiệp, vốn, cơ cấu quản lý, người đại diện pháp luật cho doanh nghiệp.
  • Chúng tôi sẽ soạn thảo hồ sơ thành lập công ty đồng thời làm đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét hồ sơ
  • Thông báo và tiến hành cập nhật tình trạng xử lý hồ sơ cho khách hàng nắm rõ
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp
  • Đăng bố cáo thành lập Công ty trên cổng thông tin điện tử Quốc gia.
  • Tiến hành thực hiện các thủ tục liên quan nếu khách hàng có yêu cầu như khắc dấu, công bố mẫu dấu, mở tài khoản ngân hàng, nộp tờ khai thuế môn bài, làm hồ sơ khai thuế ban đầu…. nếu như khách hàng có yêu cầu.

b) Cam kết từ chúng tôi

  • Dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng, đúng trình tự pháp luật
  • Chi phí trọn gói không phát sinh
  • Chi phí trao đổi từ ban đầu để khách hàng có thể nắm rõ.

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn sẽ có những thông tin bổ ích. Mọi nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ Tân Thành Thịnh để được giải đáp.

>> Các bạn xem thêm thành lập doanh nghiệp tư nhân

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

  • Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com