Trang chủ

Giới thiệu

Kế toán

Dịch vụ tư vấn kế toán

Thành lập công ty

Thay đổi giấy phép KD

Giải thể công ty

Liên hệ

Công văn đăng ký hình thức kế toán

5.0/5 (1 votes)
- 4

Công văn đăng ký hình thức kế toán là văn bản đặc biệt cần thiết đối với mọi doanh nghiệp. Đây là văn bản không thể thiếu của doanh nghiệp khi đi vào vận hành. Việc tiến hành đăng ký hình thức kế toán với chế độ kế toán phải phù hợp với loại hình và ngành nghề của doanh nghiệp.

Công văn đăng ký hình thức kế toán

Vậy hình thức kế toán là gì? Công văn đăng ký hình thức kế toán là gì? Cách đăng ký hình thức kế toán như thế nào? Cùng Tân Thành Thịnh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Hình thức kế toán là gì?

Hình thức kế toán là một hệ thống các loại sổ kế toán, có chức năng ghi chép, kết cấu nội dung khác nhau, được liên kết với nhau trong một trình tự hạch toán trên cơ sở của chứng từ gốc. Hình thức ghi sổ kế toán được quy định theo thông tư 133 và 200. Hiện có 5 hình thức kế toán mà các đơn vị kinh tế có thể chọn áp dụng như sau:


>> Hình thức kế toán theo Thông tư 133

  • Hình thức Nhật ký – Sổ cái
  • Hình thức Nhật ký chung
  • Hình thức Chứng từ ghi sổ
  • Hình thức kế toán trên máy vi tính

>>Hình thức Nhật ký – Sổ cái

  • Hình thức Nhật ký chung
  • Hình thức Chứng từ ghi sổ
  • Hình thức Nhật ký – chứng từ
  • Hình thức kế toán trên máy vi tính

1.1 Hình thức Nhật ký – Sổ cái

Nhật ký sổ cái đây là hình thức kế toán trực tiếp, kế toán đơn giản, có sự kết hợp chặt chẽ giữa phần Nhật ký để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian, với phần Sổ cái để phân loại các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản kế toán.

- Nhật ký – Sổ cái gồm nhiều trang, mỗi trang có 2 phần: 

+ Một phần dùng làm sổ nhật ký gồm các cột: ngày tháng, số hiệu của chứng từ, trích yếu nội dung nghiệp vụ kinh tế và số tiền.

+ Phần dùng làm sổ cái được chia ra nhiều cột, mỗi cột ghi một tài khoản, trong mỗi cột lớn (ghi một tài khoản) lại chia 2 cột nhỏ để ghi bên Nợ và bên Có của tài khoản đó.

a) Số lượng và loại sổ

Một quyển sổ Nhật ký sổ cái và số lượng sổ, thẻ chi tiết cho một số đối tượng cần thiết.

b) Ưu điểm hình thức Nhật ký – Sổ cái

Hình thức Nhật ký – Sổ cái có những ưu điểm như: đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra, đối chiếu, thích hợp với các đơn vị có quy mô nhỏ, ít nghiệp vụ kinh tế , nội dung hoạt động kinh tế đơn giản, sử dụng ít tài khoản, số người làm kế toán ít.

c) Nhược điểm hình thức Nhật ký – Sổ cái

Không áp dụng được cho những đơn vị kế toán vừa và lớn, số nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, hoạt động phức tạp phải sử dụng nhiều tài khoản…

Kết cấu sổ không thuận tiện cho nhiều người cùng ghi sổ một lúc nên công việc lập báo cáo có thể bị chậm trễ.

1.2 Hình thức Nhật ký chung

Hình thức Nhật ký chung là hình thức kế toán đơn giản, thích hợp với mọi đơn vị hạch toán, đặc biệt thuận lợi khi sử dụng máy vi tính để xử lý thông tin kế toán

a) Số lượng và loại sổ

Số lượng và loại sổ gồm: sổ nhật ký, sổ cái và các sổ chi tiết cần thiết

b) Ưu điểm hình thức Nhật ký chung

Thuận tiện đối chiếu kiểm tra chi tiết theo từng chứng từ gốc, tiện cho việc sử dụng kế toán máy tính.

c) Nhược điểm hình thức Nhật ký chung

Một số nghiệp vụ bị trùng lặp do vậy cuối tháng phải loại bỏ số liệu trùng mới ghi vào sổ cái.

1.3 Hình thức Chứng từ ghi sổ

Hình thức chứng từ ghi sổ là hình thức sổ kế toán sử dụng trong các doanh nghiệp có nhiều nghiệp vụ phát sinh, sử dụng nhiều tài khoản và có nhiều nhân viên kế toán.

a) Số lượng và loại sổ dùng: 

  • Sổ chứng từ ghi sổ ( Sổ Nhật ký tài khoản)
  • Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (Nhật ký tổng quát)
  • Sổ cái tài khoản (Sổ tổng hợp cho từng tài khoản)
  • Sổ chi tiết cho một số đối tượng

b) Ưu điểm hình thức Chứng từ ghi sổ

Dễ làm, dễ kiểm tra, đối chiếu, công việc kế toán được phân chia đều trong tháng, dễ phân công chia nhỏ. 

Thích hợp với các doanh nghiệp lớn, nhiều tài khoản

c) Nhược điểm hình thức chứng từ ghi sổ

Ghi chép trùng lặp, làm tăng khối lượng ghi chép chung.

1.4 Hình thức Nhật ký – chứng từ ( Chỉ áp dụng đối với Thông tư 200)

Hình thức Nhật ký – chứng từ là hình thức kết hợp rộng rãi việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ra sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.

Nhật ký - chứng từ là sổ kế toán tổng hợp dùng để phản ánh toàn bộ số phát sinh của bên Có của các tài khoản tổng hợp

Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáp tài chính. Ghi chép các nghiệp vụ phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế.

a) Các loại sổ

+ Nhật ký chứng từ

+ Bảng kê

+ Bảng phân bổ

+ Sổ cái

+ Các sổ chi tiết

b) Ưu điểm hình thức Nhật ký – chứng từ

  • Tránh trùng lặp, giảm khối lượng công việc ghi chép hàng ngày, 
  • Nâng cao năng suất lao động của người làm công tác kế toán, 
  • Tiện lợi cho việc chuyên môn hóa cán bộ kế toán

c) Nhược điểm hình thức Nhật ký – chứng từ

Mẫu sổ phức tạp do đó không phù hợp với những đơn vị có quy mô nhỏ, ít nghiệp vụ kinh tế hay những đơn vị mà trình độ nghiệp vụ của kế toán còn yếu.

1.5 Hình thức kế toán trên máy vi tính

Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính.

Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây.

Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, không phải ìn được đấy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.

a) Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính: 

Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.

b) Ưu điểm hình thức kế toán trên máy vi tính

  • Tốc độ nhập dữ liệu vào máy tính thực hiện nhanh hơn rất nhiều hơn so với phương pháp kế toán thủ công.
  • Xử lý dữ liệu nhanh chóng và chính xác.
  • Thông tin dữ liệu khi cần thiết sẽ có ngay lập tức và có thể được gửi cho nhiều người sử dụng khác nhau tại các địa điểm khác nhau cùng một lúc.

c) Nhược điểm hình thức kế toán trên máy vi tính

  • Chỉ đáp ứng về mặt sổ sách thông thường. Các phân tích thống kê mang tính quản trị là rất khó,
  • Chi phí vận hành cho hệ thống ngày càng lớn.

2. Cách đăng ký hình thức kế toán

Tùy từng quy mô, đặc điểm hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp để lựa chọn cho mình hình thức kế toán phù hợp nhưng vẫn phải tuân theo quy định của thông tư áp dụng.


2.1  Cách lựa chọn hình thức kế toán phù hợp

Để có được một hình thức kế toán phù hợp với đặc điểm của mình, đơn vị kế toán cần xem xét đến các yếu tố sau khi lựa chọn hình thức kế toán:

  • Đặc điểm sản xuất kinh doanh: đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nào, quy mô của đơn vị, là đơn vị quản lý hay đơn vị trực thuộc...
  • Khả năng kiểm soát đối với thông tin kế toán cung cấp: Trình độ của nhà quản lý cũng như mức độ yêu cầu đối với kế toán của nhà quản lý.
  • Trình độ, năng lực của người làm công tác kế toán: Khả năng xử lý số liệu trên sổ kế toán, mức độ phân chia khối lượng công việc giữa các kế toán viên.
  • Điều kiện và phương tiện vật chất hỗ trợ cho công tác kế toán.

2.2 Quy định về chế độ kế toán doanh nghiệp

Chế độ kế toán cho doanh nghiệp lớn sẽ áp dụng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC. Đây hiện là Thông tư áp dụng với đối tượng là các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. 

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư này để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.

Chế độ kế toán cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ áp dụng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC. Đây là Thông tư áp dụng cho các đối tượng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.

Chế độ kế toán cho các doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ áp dụng theo Thông tư 132/2018/TT-BTC.

Đây là Thông tư được áp dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, bao gồm các doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế và phương pháp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.

>> Như vậy: 

  •  Doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ áp dụng Chế độ kế toán theo Thông tư 132. Hoặc theo Thông tư 133 (Nhưng trước khi áp dụng nên gửi Công văn đăng ký chế độ kế toán cho Chi cục thuế).
  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng Chế độ kế toán theo Thông tư 133. Hoặc theo Thông tư 200 (Nhưng trước khi áp dụng thì phải gửi Công văn đăng ký chế độ kế toán cho Chi cục thuế và trường hợp thay đổi cũng phải gửi lại).
  • Doanh nghiệp lớn áp dụng Chế độ kế toán theo Thông tư 200.

2.3  Mẫu công văn đăng ký hình thức kế toán

Mẫu công văn đăng ký thực hiện hình thức, chế độ kế toán, hóa đơn được lập ra để gửi cho Chi cục thuế, đây là mẫu biểu được dùng cho những doanh nghiệp mới được thành lập.

Công văn đăng ký hình thức kế toán là văn bản thật sự cần thiết đối với mọi doanh nghiệp hoạt động, nhằm đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định của nhà nước về chế độ kế toán đối với các doanh nghiệp.

Dưới đây là mẫu công văn đăng ký hình thức kế toán của doanh nghiệp.

>> Các bạn tải mẫu công văn đăng ký hình thức kế toán

3. Hồ sơ thuế ban đầu là gì?

Sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thì các đơn vị kinh doanh bắt buộc phải thực hiện các thủ tục khai thuế ban đầu. Doanh nghiệp phải thực hiện việc nộp hồ sơ thuế ban đầu cho chi cục thuế quận/huyện nơi công ty đặt trụ sở.


a) Hồ sơ khai thuế ban đầu gồm những gì?

Doanh nghiệp thực hiện lập hồ sơ khai thuế ban đầu với những loại giấy tờ sau:

  • Tờ khai đăng ký thực hiện hình thức kế toán và sử dụng hóa đơn (Nội dung của tờ khai này sẽ bao gồm các thông tin cơ bản sau: Hình thức kế toán, hình thức nhập xuất hàng hóa, hình thức ghi sổ kế toán, phương pháp kế toán, chế độ kế toán áp dụng và loại hóa đơn sử dụng.)
  • Bảng đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định
  • Quyết định bổ nhiệm kế toán
  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc
  • Tờ khai lệ phí môn bài (tùy quận)
  • Phiếu đăng ký thông tin doanh nghiệp (tùy quận)
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy tờ chứng thực của đại diện pháp luật (photo hoặc sao y - tuỳ quận)
  • Giấy uỷ quyền (trường hợp uỷ quyền cho cá nhân nộp hồ sơ)

b) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế ban đầu

  • Thời hạn nộp hồ sơ này sẽ là ngày cuối cùng của tháng ghi trên giấy phép kinh doanh, áp dụng với trường hợp doanh nghiệp bắt đầu sản xuất ngay khi nhận được giấy phép kinh doanh.
  • Hoặc, thời hạn sẽ là 30 ngày, tính từ ngày ghi trên giấy phép kinh doanh, áp dụng với trường hợp doanh nghiệp nhận được giấy phép kinh doanh nhưng chưa đi vào hoạt động.
  • Cơ quan thuế mà doanh nghiệp trực thuộc sẽ có trách nhiệm tiếp quản hồ sơ khai thuế lần đầu của doanh nghiệp.

4. Dịch vụ kê khai thuế Tân Thành Thịnh

Bạn là doanh nghiệp mới thành lập chưa có đội ngũ kế toán? Bạn cần sử dụng dịch vụ kê khai thuế ban đầu? Hãy liên hệ ngay với công ty Tư vấn thành lập doanh nghiệp – Thuế - Kế toán Tân Thành Thịnh.

Với hơn 15 năm kinh nghiệm, chúng tôi tự hào mang đến cho doanh nghiệp những dịch vụ kê khai, báo cáo thuế chuyên nghiệp, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.


a) Vì sao nên sử dụng dịch vụ kê khai thuế Tân Thành Thịnh?

  • Dịch vụ nhanh chóng, trọn gói, không phát sinh 
  • Thủ tục được thực hiện nhanh chóng, đúng pháp luật
  • Giúp doanh nghiệp không tốn thời gian khi trực tiếp thực hiện, không cần bận tâm đến những thủ tục hành chính tại các cơ quan chức năng
  • Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên môn cao, phục vụ chuyên nghiệp, chất lượng phục vụ tốt nhất với mức chi phí hợp lý nhất cho tất cả các doanh nghiệp. 
  • Được tư vấn đầy đủ các quy định, nghĩa vụ của doanh nghiệp về kê khai thuế
  • Thay mặt khách hàng soạn thảo và làm việc với cơ quan có thẩm quyền.

b) Cam kết dịch vụ

  • Hoàn thành báo cáo đúng thời hạn
  • Chi phí cạnh tranh, không phát sinh
  • Được sự hỗ trợ của đội ngũ kế toán am hiểu luật và cập nhật các quy định mới nhất

Trên đây là những thông tin xoay quanh về vấn đề Công văn đăng ký hình thức kế tóa. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích.

>> Các bạn xem thêm chuẩn mực kế toán là gì

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

  • Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com