Trang chủ

Giới thiệu

Kế toán

Dịch vụ tư vấn kế toán

Thành lập công ty

Thay đổi giấy phép KD

Giải thể công ty

Liên hệ

Chi phí tiếp khách của doanh nghiệp

4.0/5 (1 votes)
- 6

Trong kinh doanh luôn chú trọng đến các mối quan hệ. Tiếp khách, duy trì và mở rộng các mối quan hệ là hoạt động không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp. Trong đó, chi phí tiếp khách, chi phí công tác là một trong những khoản chi phí mà các doanh nghiệp luôn phải tính toán.

Chi phí tiếp khách của doanh nghiệp

Vậy chi tiếp khách của doanh nghiệp được quy định như thế nào? Cách hạch toán chi phí tiếp khách doanh nghiệp ra sao? Nếu bạn đang quan tâm về vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!

1. Chi phí tiếp khách của doanh nghiệp là gì?

Tiếp khách là hoạt động thể hiện văn hóa của doanh và sự tôn trọng của doanh nghiệp cho khách hàng, đối tác của mình. Trong những buổi tiếp khách sẽ có những khoản chi phí mà doanh nghiệp phải thanh toán. Chi phí tiếp khách chính là những khoản mà doanh nghiệp phải chi trả cho những buổi tiếp khách này.

Chi phí tiếp khách doanh nghiệp sẽ không tự do chi thế nào cũng được mà cần phải dựa trên pháp luật.


1.1 Quy định về chi phí tiếp khách theo luật mới

Trước đây, theo Thông tư 78/2014/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 02/8/2014), quy định mức chi cho các khoản chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bị khống chế đối với mọi doanh nghiệp là 15% tổng số chi được trừ, không phân biệt số năm hoạt động.

Tuy nhiên, kể từ ngày 01/01/2015 Theo Luật số 71/2014/QH1 - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về Thuế thì những khoản: Chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh SẼ KHÔNG BỊ KHỐNG CHẾ 15% nữa.

Như vậy, chi phí tiếp khách trong doanh nghiệp không còn bị giới hạn về định mức và được tính theo việc đảm bảo chi phí hợp lý theo quy định pháp luật.

1.2 Chi phí tiếp khách như thế nào được coi là hợp lý?

Chi phí tiếp khách được coi là hợp lý khi nó có đầy đủ chứng từ chứng minh mục đích sử dụng phục vụ vào hoạt động sản xuất kinh doanh cho Doanh nghiệp.

Các chứng từ, hồ sơ thanh toán chi phí tiếp khách được coi là hợp lý bao gồm:

  • Hoá đơn bill thanh toán và oder đi kèm ( dưới dạng không có hợp đồng kinh tế hoặc phiếu đặt dịch vụ)
  • Hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ.
  • Bảng kê chi tiết các món ăn, chi phí phát sinh.
  • Phiếu xác nhận dịch vụ, hoặc hợp đồng kinh tế nếu khách đặt trước.
  • Biên bản thanh lý hợp đồng
  • Phiếu thu tiền nếu thanh toán tiền mặt hoặc thẻ.

1.3 Cách hạch toán chi phí tiếp khách doanh nghiệp

+ Theo thông tư 133 thì chi phí tiếp khách được hạch toán như sau:

Nợ TK 6421/ 6422: Chi phí quản lý DN

Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Có TK 111/ 112/331: Tổng số tiền thanh toán

+ Theo thông tư 200 thì hạch toán chi phí tiếp khách như sau:

Nợ TK 642/ 641: Chi phí quản lý DN

Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Có TK 111/ 112/331: Tổng số tiền thanh toán

2. Quy định về công tác phí đối với doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động, cũng không thể thiếu những chuyến công tác của các cán bộ, nhân viên. Các khoản chi phí công tác này cũng cần được hạch toán theo đúng quy định. Vậy quy định về công tác phí đối với doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng theo dõi tiếp phần dưới đây nhé!


2.1 Công tác phí là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 40/2017/TT-BTC, công tác phí là khoản chi phí để trả cho người đi công tác trong nước, bao gồm: Chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ nơi đến công tác, cước hành lý và tài liệu mang theo để làm việc (nếu có).

2.2 Quy định về công tác phí hợp lý về thuế TNDN

Theo khoản 2.9 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC: Quy định về khoản chi phụ cấp cho người lao động đi công tác có quy định như sau:

"2.9. Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động.

- Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp.

Trường hợp doanh nghiệp cử người lao động đi công tác (bao gồm công tác trong nước và công tác nước ngoài) nếu có phát sinh chi phí từ 20 triệu đồng trở lên, chi phí mua vé máy bay mà các khoản chi phí này được thanh toán bằng thẻ ngân hàng của cá nhân thì đủ điều kiện là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và tính vào chi phí được trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Có hóa đơn, chứng từ phù hợp do người cung cấp hàng hóa, dịch vụ giao xuất.
  • Doanh nghiệp có quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác.
  • Quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp cho phép người lao động được phép thanh toán khoản công tác phí, mua vé máy bay bằng thẻ ngân hàng do cá nhân là chủ thẻ và khoản chi này sau đó được doanh nghiệp thanh toán lại cho người lao động.

Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding pass) và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển. 

Trường hợp doanh nghiệp không thu hồi được thẻ lên máy bay của người lao động thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển."

Kết luận:

  • Bỏ mức khống chế đối với khoản chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, DN được tính vào chi phí được trừ nếu có hóa đơn, chứng từ theo quy định.
  • Nếu DN có khoán chi cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của DN thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán.

2.3 Điều kiện để chi phí công tác hợp lý

Để chi phí công tác hợp lý cần có những giấy tờ sau:

  • Quyết định cử đi công tác (giấy điều động đi công tác): Nêu rõ cán bộ được cử đi, nội dung, thời gian, phương tiện.
  • Giấy đi đường có xác nhận của Doanh nghiệp cử đi công tác (ngày đi, ngày về) và nơi được cử đến công tác (ngày đến, ngày đi) hoặc xác nhận của nhà khách nơi lưu trú.
  •  Các hóa đơn, chứng từ trong quá trình đi lại: Như Hóa đơn, vé máy bay, thẻ lên máy bay, vé tàu xe, hóa đơn phòng nghỉ, hóa đơn taxi,….(Nếu > 20tr thì phải chuyển khoản)

2.4 Cách hạch toán chí phí công tác 

a) Chi phí công tác hạch toán vào tài khoản nào theo thông tư 133

+ Nếu là bộ phận bán hàng:

Thì hạch toán chi phí công tác vào tài khoản 6421

+ Nếu là bộ phận quản lý:

Thì hạch toán chi phí công tác vào tài khoản 6422

b) Chi phí công tác hạch toán vào tài khoản nào theo thông tư 200

+ Nếu là nhân viên phân xưởng hạch toán :6271

+ Nếu là Nhân viên các bộ phận bán hàng: 6411

+ Nếu là nhân viên văn phòng quản lý : 6421

3. Công ty tư vấn kế toán Tân Thành Thịnh

Bạn là chủ doanh nghiệp, bạn không am hiểu nhiều về nghiệp vụ kế toán, các quy định về thuế? Bạn đang chuẩn bị thành lập doanh nghiệp, bạn cần hiểu rõ các quy định về thủ tục thuế để lên hoạch định chi phí thuế và tính toán hiệu quả kinh doanh?. Với dịch vụ tư vấn kế toán thuế Tân Thành Thịnh chúng tôi sẽ giúp bạn nắm rõ những vấn đề xoay quanh thuế - kế toán để bạn có thể vận hành công ty một cách tốt nhất?


a) Dịch vụ tư vấn kế toán Tân Thành Thịnh gồm những gì?

Chúng tôi có nhiều gói dịch vụ tư vấn kế toán, đáp ứng nhu cầu khách hàng như:

  • Tư vấn sổ sách kế toán
  • Tư vấn xây dựng hệ thống các biểu mẫu, chứng từ kế toán áp dụng.
  • Tư vấn áp dụng hệ thống tài khoản kế toán.
  • Tư vấn định khoản, hạch toán kế toán.
  • Tư vấn xây dựng định mức chi phí, cách tính giá thành sản phẩm.
  • Tư vấn xây dựng hệ thống các tài khoản kế toán sử dụng.
  • Tư vấn hệ thống báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
  • Tư vấn xây dựng hệ thống báo cáo tài chính.
  • ……

b) Tại sao nên chọn Tân Thành Thịnh để tư vấn kế toán

Chúng tôi là doanh nghiệp với hơn 17 năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thành lập doanh nghiệp – thuế - kế toán nên Quý khách hàng có thể an tâm bởi:

  • Đội ngũ chuyên viên, kế toán giàu kinh nghiệm trực tiếp tư vấn khách hàng
  • Luôn cập nhật những quy định mới về kế toán
  • Nhiệt tình, chuyên nghiệp, tư vấn toàn diện đúng pháp luật
  • Chi phí cạnh tranh hợp lý.

c) Cam kết dịch vụ

  • Thực hiện đầy đủ những công việc cần thiết với cơ quan thuế nếu khách hàng có yêu cầu
  • Dịch vụ chuyên nghiệp, hoàn thành công việc đúng thời hạn và đúng pháp luật
  • Được sự hỗ trợ tận tình từ chuyên viên kế toán
  • Chi phí hợp lý, được trao đổi ngay từ đầu.

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề quy định về chi phí tiếp khách của doanh nghiệp. Các vấn đề cần thắc mắc liên quan cũng như có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Tân Thành Thịnh các bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ dưới đây.

>> Các bạn xem thêm cách kê khai thuế công ty mới thành lập

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

  • Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com